Mồ hôi cũng là tài sảnTập đoàn loại hàng đầu thế giới về công nghệ thực phẩm tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài vào lĩnh vực sản xuất men vi sinh thực phẩm cao cấp. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là "phải tìm cho được đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường Việt Nam".
Doanh nghiệp tư nhân Y tại TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới tiêu thụ men thực phẩm được đánh giá là tương đối rộng và hiệu quả trên toàn quốc đã được lựa chọn. Quá trình đàm phán, lập và ký kết các văn bản pháp lý diễn ra thông đồng bén giọt. Bên Việt Nam háo hức vì có được một đối tác nặng ký về công nghệ và vốn, ngõ hầu có thể giúp họ thực hiện ước mơ vươn lên dẫn đầu thị trường men thực phẩm nội địa, bên nước ngoài cũng vừa lòng vì đã tìm được đối tác “chuyên nghiệp về men thực phẩm”, “có một mạng lưới phân phối lâu năm và rộng khắp”.
Tuy vậy, vào buổi họp cuối cùng để chốt lại những điều khoản chi tiết của hợp đồng liên doanh, vị chủ doanh nghiệp tư nhân Y đã gây sốc khi đòi hỏi đối tác nước ngoài phải ghi nhận công sức mà gia đình ông đã bỏ ra trong bao năm qua để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm cũng như uy tín của gia đình ông đối với khách hàng, bằng cách tăng phần góp vốn của ông trong Công ty liên doanh tương đương 10% vốn pháp định.
Cảm nhận chung của tất cả những người tham dự phiên họp này là đòi hỏi cửa vị chủ doanh nghiệp tư nhân có phần hơi quá đáng. Đã đành ông phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để gây dựng lên doanh nghiệp ngày hôm nay, nhưng nếu không có như vậy liệu đối tác nước ngoài có lựa chọn doanh nghiệp của ông hay không?
Không có cách nào khác, vị đại diện cho tập đoàn X đành phải xin tạm dừng cuộc thương thảo để thỉnh thị ý kiến của Công ty mẹ về yêu sách mới của đối tác này. Ngay cả luật sư tư vấn cho doanh nghiệp Y cũng có cảm nhận rằng, cuộc thương thảo sẽ đổ bể nếu như thân chủ của mình không "xuống thang" bằng cách rút lại yêu cầu quá đáng nọ.
Thật ngạc nhiên, sau 3 ngày, vị đại diện tập đoàn X đề nghị một cuộc gặp cuối cùng. Trong cuộc gặp này, vị đại diện thông báo rằng Hội đồng quản trị của tập đoàn X "chấp thuận về mặt nguyên tắc yêu sách về phần vốn góp tính trên cơ sở lợi thế kinh doanh của bên Việt Nam", chỉ đề nghị bên Việt Nam giảm yêu cầu của mình xuống 8%.
Sau một hồi mặc cả, điều khoản về vốn góp đã được thông qua, các bên thỏa thuận ghi nhận việc doanh nghiệp tư nhân Y được góp 8% vốn pháp định bằng lợi thế kinh doanh (Goodwill) trị giá tương đương với 320.000 USD. Hợp đồng liên doanh được ký đã làm ngỡ ngàng ngay cả luật sư tư vấn và cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
Vậy, lợi thế kinh doanh là gì?
Phải chăng tập đoàn X đã hớ khi chấp thuận cho doanh nghiệp tư nhân Y được góp vốn pháp định 320.000 USD bằng một loại tài sản “giời ơi" có tên là lợi thế kinh doanh hoàn toàn không phải vậy! Đây là luật chơi, là nguyên lý cơ bản của thị trường.
Vị giám đốc doanh nghiệp Y xuất nhân từ một người bán bánh mì, không có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ như các vị giám đốc đạo mạo khác. Nhưng hơn ai hết, ông thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn khi gây dựng cơ nghiệp. Hơn ai hết ông cảm nhận dược giá trị thực của thương hiệu mà nhiều người vẫn bàn ra rả nhưng thực ra chưa hiểu rõ là gì. Vị chủ tịch lọc lõi cửa tập đoàn X cũng hiểu rằng, khi liên doanh với doanh nghiệp tư nhân Y, ngay lập tức Công ty liên doanh sẽ tận dụng được hệ thống phân phối rộng khắp của đối tác lợi hại này. Sản phẩm của Công ty liên doanh sẽ dễ chấp nhận hơn với người tiêu dùng khi có trên của doanh nghiệp Y trong Công ty liên doanh. Nếu một mình một ngựa, tập đoàn X sẽ phải mất ít ra là dăm bảy năm cùng với chi phí tiếp thị tốn kém để tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Khái niệm về lợi thế kinh doanh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường khởi thủy từ thành công của Công ty đầu tư Beckershy Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Beckershy Hathaway đã đầu tư vào hàng loạt Công ty trong thập kỷ 70 dựa trên lợi thế kinh doanh nhiều hơn là tài sản. Chính vì vậy, thay vì đầu tư vào Boeing, họ đầu tư vào Mc Donald, họ nắm giữ cố phiếu của Nike chứ không đầu tư vào Ford Motor. Bởi lẽ các doanh nghiệp này đã tạo được lợi thế kinh doanh trước các đối thủ cạnh tranh rõ ràng hơn nhiều so với hai người khổng lồ Boeing và Ford Motor.
Theo Warren Buffer trong nền kinh tế hậu công nghiệp, giá thị trường cửa doanh nghiệp chủ yếu sẽ được cấu thành từ lợi thế kinh doanh thay vì giá trị tài sản trên sổ sách. Mỗi khi tiến hành các thương vụ mua, sáp nhập hay đầu tư liên doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm chính là giá thị trường (Market Value) của doanh nghiệp dựa trên công thức sau:
Giá thị trường = Giá trị của tài sản trên sổ sách + Lợi thế kinh doanh
Trong trường hợp dự án liên doanh nêu trên, tập đoàn X chẳng quan tâm mấy đến vốn tài sản của đối tác Việt Nam. Cái họ quan tâm chính là giá thị trường được cấu thành chủ yếu từ lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Y.
Khi nào và trong điều kiện gì thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến lợi thế kinh doanh khi đầu tư vào các thị trường mới tại những nước đang phát triển như Việt Nam, các Công ty nước ngoài thường chỉ lựa chọn đối tác bản địa và thành lập Công ty liên doanh cho dự án đầu tư tại quốc gia sở tại trong các trường hợp:
1. Tận dụng được những kỹ năng và kinh nghiệm về thị trường của đối tác bản địa.
2. Dựa được vào uy tín và các mối quan hệ hành lang sẵn có của đối tác sở tại đối với cơ quan chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cấp phép hoặc hoạt động của Công ty liên doanh về sau này.
3. Tận dụng được đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao của đối tác bản địa.
Không phải tình cờ mà khi đầu tư vào một dự án lắp ráp xe hơi, một đại gia trong ngành sản xuất ô tô lại cứ phải chèo kéo bằng được một tổng Công ty của Bộ công nghiệp tham gia dự án. Một tập đoàn khách sạn - giải trí nước ngoài cũng chẳng dại gì khi gạ gẫm Công ty du lịch của một tỉnh Duyên hải tham dự vào một dự án lớn về du lịch – giải trí. Thứ mà họ quan tâm ở đây là lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Tiếc thay, không phải vị giám đốc nào của chúng ta cũng biết điều ấy.
Nguồn: Nhà quản lý
lợi thế kinh doanh được xem như là 1 phần trong năng lực lõi của doanh nghiệp,dối với những doanh nghiệp mới thành lập thì phân năng lưc này có thể k là gì cả,có lẽ là nó = zero,nhưng qua quá trình hoat động doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm,nắm bắt được thị trường và chi phối được khách hàng tiềm năng,thì lúc đó,ho đã có lợi thế kinh doanh
nhưng cũng đừng đánh đồng lợi thế kinh doanh là kinh nghiệm,la thi trường,là mạng lười tiêu thụ thì bạn có vẽ hơi thu hẹp lợi thế của mình rồi đó
hay nghĩ thoáng ra nhu vậy nè,năng lưc lõi chính là phần mà bạn có được,làm được trong khi những người khác làm k được or k tốt bằng bạn
chính quan điểm này cũng gây khá nhiều tranh cãi,vấn đề là liêu tất cả khi mới bắt đầu dều có năng lưc lõi hay không?????????
câu trả lời là tùy,tùy cách mà bạn so sánh bạn với đối thủ,tùy cách mà bạn nhận thức việc mình làm là tốt hay chưa,liêu nó có đáp ứng nhu cầu của khách hàng chưa?
có thễ hình dung nang lực lõi của 1 cty nhu 1 con người,trong cuộc sống có vô số người,mỗi người có tài nang riêng,có bước di khac nhau,nhung cai mục đích cuối cùng của họ là thành công,điều quan trọng là bạn cần phải xác định sân chơi phù hợp với năng lực của mình