Thursday, March 25, 2010

and then... EQ xuất hiện

Nói về chỉ số EQ


Một thời thiên hạ đã đình đám với chỉ số IQ. Nó được lăng xê lên như là hình ảnh của một năng lực vượt trội, là liều thuốc của mọi khó khăn, yếu kém. Các công ty thi nhau đưa ra các bài Test IQ để đánh giá nhân tài, nhằm tuyển chọn được những người giỏi nhất.


Bây giờ đến lượt EQ lên ngôi. Người ta bảo rằng những người EQ cao là những người có phẩm chất vượt trội về tinh thần và đạo đức, là hiện thân của tính nhân bản và những linh cảm siêu phàm. Cái này thì lại cao hơn IQ một bậc và có khả năng mang lại những thành công vượt trội trong tương lai.


Thật chán cho các thứ thời trang trong quản lý và thói a dua của người đời!

vậy EQ là gì?



EQ là chỉ số đo lường khả năng xúc cảm của một người. Nhưng hệ đo lường của nó không nhằm đánh giá một người nào đó là máu lạnh hay mít ướt, có biết thưởng thức văn chương nghệ thuật không. Nó cũng không phải là một thứ đối lập với IQ, kiểu như người nào có IQ cao thì EQ sẽ thấp hay ngược lại. Khả năng xúc cảm được định nghĩa rõ ràng là:


* khả năng tự nhận thức bản thân, bao gồm việc hiểu rõ những xúc cảm của mình và cả những yếu tố làm nên xúc cảm đó; sau đó là.
* khả năng nhận thức ra xúc cảm của người khác.


Xúc cảm ở đây chính là những nhân tố nội tâm của con người, không phải chỉ là sự yêu ghét thông thường, mà là những định hướng và giá trị, động cơ sống và làm việc của mỗi người.


Mỗi người khi sinh ra đều có một năng lực nhận thức xúc cảm nhất định, như một thứ bản năng sinh tồn (thử nghĩ xem một người không biết nhận ra cảm xúc của người khác thì có chơi được với ai không và sẽ sống như thế nào?). Tuy nhiên, như hít thở khí trời, người ta thường rất vô tâm với thứ bản năng đó, không nhận thức và tìm hiểu về nó, không chú tâm rèn giũa, nên đa số thường phung phí những khả năng do cha mẹ sinh ra, thường sống theo những định kiến, những hiểu lầm (nhưng lại tưởng là hiểu) và tự gây ra những thất bại cho mình, cũng như gieo bực bội và đau đớn cho người khác.


Khả năng xúc cảm để làm gì?


Trong quản trị nguồn nhân lực, khi bàn về việc động viên con người, người ta cũng đã có đề cập đến những tiêu chí giúp phân tích và nhận ra những nhân tố động viên, chi phối động cơ làm việc của một người nào đó. Hay trong marketing, động cơ mua sắm, tiêu dùng đã được mang ra phân tích mổ xẻ dưới góc độ tác động của các nhân tố nhân khẩu học như (thành phần, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…) và các tác động khác của quảng cáo. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là những nghiên cứu về số đông, được đưa ra để các nhà quản trị và marketing đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả.


Nhưng dù sao, những hiệu quả đó cũng không duy trì được lâu dài. Tâm lý xã hội là một thứ có thể thay đổi, nhưng định hướng bên trong và những tiềm năng tâm lý của mỗi con người khó thay đổi hơn.


Việc khám phá ra khả năng xúc cảm rõ ràng là một thành tựu đáng kể của tâm lý học. Trên phương diện cá nhân, khả năng xúc cảm cho ta tự nhận thức ra những thiên hướng của mình và của người khác. Với các nhà lãnh đạo và doanh nhân, khả năng này giúp họ định hướng tốt hơn cho chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, của bản thân và lựa chọn người phù hợp nhất cho những định hướng của mình

No comments: