Saturday, October 31, 2009

phổ cập kiến thức - thanh toán điện tử

Giới thiệu về Thanh toán điện tử


Nhiều người khi mua đồ không có thói quen xài tiền mặt. Tài khoản của họ là bộ sưu tập những chiếc thẻ thanh toán nhỏ gọn MasterCard, Visa, American Express,... Và động tác thanh toán cho mỗi món đồ đơn giản chỉ là một cái xoẹt thẻ.


Nhưng tại Việt Nam, việc bắt tay giữa các ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán điện tử chưa được thông suốt nên không ít người gặp khó khăn trong việc lựa chọn thanh toán bằng thẻ này. Trước tình hình đó một số ngân hàng (Techcombank, Vietcombank) cùng một số doanh nghiệp đã mở ra các cổng thanh toán điện tử (OnePay, PayNet, F@st I bank) giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc dùng thẻ thanh toán để mua hàng.


Thanh toán điện tử là gì?

talk about Warren Buffett

Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett (28-10-2009)


Thành công vượt trội trong sự nghiệp tài chính của tỷ phú Warren Buffett, người giàu thứ nhì thế giới hiện nay, khiến các quy tắc trong đầu tư của ông luôn được các nhà đầu tư khắp nơi coi như những bài học nằm lòng.

Hãng tin BBC của Anh đã liệt kê những câu nói nổi tiếng nhất và một số vụ đầu tư thành công nhất của nhà đầu tư huyền thoại này.

Một số quy tắc của Buffett

- Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1.

- Biết sợ hãi khi kẻ khác tham lam, và biết tham lam khi kẻ khác sợ hãi.

- Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mua một công ty tuyệt vời ở một mức giá vừa phải, thay vì mua một công ty vừa phải với một mức giá tuyệt vời.

Chỉ số tài chính - vẻ đẹp tiềm ẩn

Ngày 04 tháng 6 năm 2009

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…

Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này kienthuctaichinh.com xin giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng.

Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:

- Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?

- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?



- Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.

- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

Friday, October 30, 2009

them vai chỉ số đánh giá ^^

Tỷ suất hoạt động chỉ ra mức độ hiệu quả của một tổ chức trong việc sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư từ các bên cho vay và chủ sở hữu.

Giảm đầu tư cũng đồng nghĩa với việc giảm cả rủi ro lẫn chi phí. Hai tỷ lệ hoạt động mà nhiều nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt là kỳ thu tiền chưa thanh toán và tỷ lệ thay thế tồn kho.

Kỳ thu tiền chưa thanh toán (hoặc hạn thu) cho chúng ta biết thời gian trung bình cần thiết để thu trên doanh thu do công ty tạo ra. Như đã thảo luận, kỳ thu kéo dài nghĩa là công ty cần nhiều vốn lưu động hơn để thực hiện kinh doanh - vốn lưu động phải trả lãi sẽ làm tiêu hao lợi nhuận! Chúng ta tìm kỳ thu tiền chưa thanh toán qua hai bước. Đầu tiên là xác định doanh thu trung bình trong ngày bằng phép tính sau:

Doanh thu trung bình ngày = Doanh thu thuần / 365

Chúng ta sử dụng kết quả này để đạt được mục tiêu cuối cùng:

Kỳ thu tiền chưa thanh toán = Khoản phải thu / Doanh thu trung bình ngày

Với hầu hết các hình thức phân tích tỷ suất, kỳ thu tiền chưa thanh toán sẽ phát huy hiệu quả nhiều nhất khi chúng ta sử dụng nó để

Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Tạp chí Nhà quản lý

Có rất nhiều phương pháp để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, khi có trong tay Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, bạn đã có thể đánh giá thông qua việc xác định và phân tích 07 chỉ tiêu khái quát sau đây:

1. Hệ số vốn tự có (H1)

2. Hệ số thanh toán hiện thời (H2)

3. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (H3)

4. Hệ số thanh toán nhanh (H4)

5. Hệ số thanh toán của vốn lưu động (H5)

6. Hệ số bị chiếm dụng (H6)

7. Vốn hoạt động thuần (H7)


bảy bí quyết dể có trí nhớ tốt


Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người đó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ.

1- Hãy nhìn cho kỹ:

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.

2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu...

Tuesday, October 27, 2009

talk about the history- sụp đổ thị trường 1987


. Tổng quát :Trong lịch sử của thị trường chứng khoán (TTCK) ở Mỹ đã có hai lần sụp đổ, lần đầu vào năm 1929 và lần sau năm 1987. Sự sụp đổ xảy ra khi vì lý do gì đó người ta bán chứng khoán ra với một số lượng lớn trong một thời gian rất ngắn khiến cho môi giới mua bán (MGMB) không thể mua vào được nữa vì đã xuất hết vốn.

Về tính chất, đổ vỡ của TTCK giống như khi dân chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền ra, khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Cùng tính chất nhưng biện pháp cứu chữa khác nhau ; ở ngân hàng người ta lấy tiền ra trả nợ, còn ở TTCK thì MGMB tìm cách bán chứng khoán cho những người khác.

Khi không có ai mua mà MGMB cũng chẳng còn tiền nữa thì thị trường sụp đổ, và ai còn chứng khoán trong tay sẽ thấy tiền của mình mất đi so với những ngày trước giống như vàng giữ trong tay bị giảm giá vậy. Vàng thì xuống giá chậm, nhưng chứng khoán xuống rất nhanh khi niềm tin mất. Công ty phát hành còn nắm chứng khoán trong tay cũng chịu ảnh hưởng tương tự cho số tiền trong tương lai của họ, đáng lẽ họ sẽ huy động được nhiều hơn ; nhưng tài sản hiện đang có không bị suy suyển. TTCK sụp đổ không phải do sự làm ăn của công ty gây ra mà vì những yếu tố kinh tế và tâm lý bên ngoài công ty.

Saturday, October 24, 2009

quy dau tu mao hiểm,cách thức hoat động




Quá trình để có thể xây dựng một quỹ ĐTMH là một quá trình tốn kém nhiều mặt. Các thành viên thường phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tiếp thị, thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào quỹ, tin tưởng vào khả năng quản lý quỹ cũng như xây dựng niềm tin và lợi nhuận của những khoản đầu tư trong tương lai. Quá trình hoạt động một quỹ đầu tư mạo hiểm thường trãi qua các giai đoạn sau:

tai trợ khởi nghiệp _ quỹ đầu tư mạo hiểm


Xét trong giai đoạn khởi sự thì doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro kinh doanh rất lớn cho nên doanh nghiệp phải tìm một nguồn tài trợ thích hợp nhằm để hạn chế rủi ro tài chính.

Như vậy rỏ ràng, trong giai đoạn này một cấu trúc sử dụng nợ sẽ không khả thi vì trong giai đoạn mới khởi sự qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, doanh nghiệp chưa có đủ tài sản để thế chấp và uy tín của doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn từ ngân hàng.

Và đồng thời nó cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp do gánh nặng chi trả lãi suất tiền vay.

Và doanh nghiệp cũng khó nhận được tài trợ bằng vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này doanh nghiệp chưa đủ các tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng.

Vấn đề đặt ra là nguồn tài trợ nào cho doanh nghiệp trong giai đoạn này?
Câu trả lời chính là vốn đầu tư mạo hiểm,vậy vốn đầu tư mạo hiểm là gì? Và có phải tất cả dn khi thiếu vốn khi khởi nghiệp đều có thể tiếp cân nguồn vốn này???

cậu trả lời chính là vốn đầu tư mạo hiểm

Wednesday, September 2, 2009

tư duy tích cực

Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.

Có thể tóm gọn tư duy này như sau
dâu tiên bạn phải biết minh dang làm cái gì or nên làm cái gì.đây là điều tất nhiên,nếu bạn k biết mình làm cái gì thi bạn k thể làm gì cả,bởi vì có biết gì đâu mà làm

thứ 2,cần phải tìm hiểu coi minh nên bắt đầu từ chổ nào or mình sẽ làm việc này ơ chổ nào,địa điểm là yếu tố quan trọng để bắt đầu phát triễn

Saturday, August 29, 2009

lý thuyết bậc thang nhu cầu

xác đinh nhu cầu là điều cần thiết hàng đầu,ta k chỉ xác định nnhu cầu của khách hàng muốn gì mà còn phải xác định xem nhân viên muốn gì,nói chung mọi người đều có 1 nhu cầu riêng,va khi nó được thỏa mản o 1 mức nào đó,nó sẽ giúp nhà quản trị rất nhiều,bài này có thể dược coi là bài tập làm văn chuẫn về thang nhu cầu của maslow do centea viết

Mở đầu

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
Nguồn: www.ship.edu

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:- Nhu cầu cơ bản (basic needs)- Nhu cầu về an toàn (safety needs)- Nhu cầu về xã hội (social needs)- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)


Nguồn: www.ship.edu
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:- Nhu cầu cơ bản (basic needs)- Nhu cầu về an toàn (safety needs)- Nhu cầu về xã hội (social needs)- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)- Sự siêu nghiệm (transcendence)



Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.Giải thích và phân tíchTrong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải thích các hành động trong cuộc sống và giáo dục.

Tuesday, August 25, 2009

some advance when u start

Mọi người đều có thể bắt đầu một công việc kinh doanh từ niềm say mê và một ý tưởng tốt đẹp nào đó, nhưng số người thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu: biến niềm say mê và ý tưởng đó thành hiện thực rất ít. Thậm chí có những người thành công trong giai đoạn khởi đầu rồi, nhưng lại thất bại trong việc phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế công việc thường khác xa so với lý thuyết mà bạn đã được học.
Và sai lầm thường bắt nguồn từ việc bạn đã không xác định đúng những bước đi cần thiết cho từng giai đoạn. Sau đây là 11 lời khuyên giúp bạn giữ cho công việc kinh doanh mới đi theo đúng quỹ đạo và không ngừng được mở rộng về quy mô và gia tăng về lợi nhuận.

1. Hãy thuê những chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực của công việc

Trên thực tế, các công ty đều do con người lập nên, và đương nhiên nếu công ty đó tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi trên mọi lĩnh vực, đó sẽ là tiền đề tạo ra những thuận lợi để công ty phát triển tốt đẹp và thịnh vượng trong tương lai. Những nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi có thể yêu cầu bạn trả cho họ nhiều hơn từ 20-30% so với mức lương của các nhân viên bình thường, nhưng bù lại, khối lượng công việc mà họ thực hiện được có thể nhiều gấp đôi và chất lượng thì cao hơn hẳn những nhân viên bình thường. Như vậy có thể thấy sự đầu tư của bạn trong trường hợp này là sự đầu tư có lãi.

2. Đánh giá cao sự gấp rút trong mọi công việc cần làm

Nếu bạn đã lên kế hoạch cho những công việc cần làm trong ngày hôm nay, hãy tìm mọi cách để hoàn thành chúng, đừng bao giờ để đến ngày hôm sau mới làm.Chẳng hạn, nếu như bạn định bắt đầu một công việc nào đó, bạn hãy lên kế hoạch và bắt tay vào làm việc liên tục cho đến khi hoàn thành nó.

Monday, August 24, 2009

khách hàng_tài sản của doanh nghiệp

Văn hóa dịch vụ khách hàng - Nền tảng của thành công

“Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại”. Nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong những thời kỳ kinh doanh suy thoái, các công ty đã phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, kéo theo việc cắt giảm nhân viên và thu hẹp quy mô dịch vụ. Tuy nhiên, điều này thực sự không giúp công ty lấy lại đà tăng trưởng. Đúng vậy, trong lúc khó khăn, dịch vụ lại càng phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu: bạn càng thu hút được nhiều khách hàng, bạn càng mau chóng và dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.Khi cuộc chiến giá cả gặp thất bại, các công ty thường có xu hướng xem dịch vụ như một cứu cánh giúp họ có tạo lợi thế cạnh tranh. Nhiều nhà tiếp thị của các công ty lớn đang quay trở lại với quan điểm “đưa dịch vụ lên hàng đầu”.
...
Tuy nhiên, trong khi rất nhiều công ty “bán” các dịch vụ khách hàng hoàn hảo, thì một số công ty chỉ dừng lại ở mức độ “cung cấp”. Vấn đề chính là ở chỗ có rất ít nhà tiếp thị đã từng một lần thực sự phục vụ khách hàng của họ.
....
Khi bạn kinh doanh dựa trên nền tảng dịch vụ, chắc hẳn bạn sẽ phải đề nghị khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi của họ. Đây là một công việc cần thiết, bởi bạn có thể tìm hiểu về ấn tượng của khách hàng đối với công ty bạn, đồng thời dựa vào đó để hoạch định hay điều chỉnh đường lối phát triển trong tương lai. Sự bất mãn của khách hàng đôi khi không bắt nguồn từ sản phẩm nghèo nàn, mà lại nảy sinh từ những trải nghiệm không vui vẻ cho lắm.
.....
Tại sao vậy? Bởi vì điều khách hàng “cảm nhận” được ở bạn không chỉ là sản phẩm họ mua sắm, mà chính là dịch vụ khách hàng mà bạn dành cho họ. Dưới đây là 7 bước quan trọng giúp bạn xây dựng văn hóa dịch vụ khách hàng – cơ sở của một dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Sunday, August 23, 2009

phân khúc thi trường or phân nhóm khách hàng???? the first : nguyen tắc pareto

Nguyên tắc Pareto
" hay còn gọi là nguyên tắc 80-20.Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để thu lời lớn hơn.
"Nguyên tắc Pareto" được đặt tên theo một nhà kinh tế học người Italia, Vilfredo Pareto. Vào năm 1906, ông Pareto đã quan sát thấy 20% dân số Italia đang nắm trong tay 80% tài sản của nước này. Sau đó, ông cũng nhận thấy rằng 20% số lạc củ trong vườn nhà ông đóng góp tới 80 lượng lạc ông thu hoạch mỗi năm. Liệu đây có phải sự trùng lặp ngẫu nhiên không? Nó khiến ông suy nghĩ. Vilfredo Pareto áp dụng nguyên tắc 80-20 này vào rất nhiều lĩnh vực. Đồng ý hay không là quyền của bạn nhưng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn sẽ để tuột khỏi tay khá nhiều lợi nhuận nếu bạn bỏ qua nguyên tắc này.20% khách hàng đóng góp 80% doanh thu
...

Thursday, August 20, 2009

và cuối cùng,1 đội ngũ market manh

đầu tiên bạn cần phải nhận thức được marketing là gi,sau đó bạn mới có thể sử dụng nó 1 cách đúng đán
có rất nhiều tài liêu nói về marketing,có người nói nó là 1 nghệ thuật bán hàng,có người cho nó là cách để bạn tiếp cận với khách hàng,có người lai nói đó là những quảng cáo đánh bóng danh tiếng của công ty,vậy thật ra nó là cái gì???
tôi không định nghĩa marketing là gi,bởi vì trên mạng đã có khá nhiều cách định nghĩa vê nó rồi, mà mỗi cách định nghĩa đó xuất phát từ sự cảm nhận cái lợi ích mà marketting mang lai cho doanh nghiệp....vậy,tôi có thể nói ngắn gọn là....marketing nó là 1 phong cách sống của doanh nghiệp

ai đã từng đọc qua cuốn marketing căn bản thì cũng biết là 1 chiến lược market lúc nào cũng phải dựa trên 4p
product : sản phẩm của bạn là gì ? nó hoat dộng như thế nào? ai là người sử dung nó ? a lot of quesion around P1

price : giá cả nhu thế nào nhỉ?? có cũng khá nhiều vấn đề dược dề cập trong phần giá cả này,mà có lẽ tôi sẽ có 1 or 1 vài bài viết riêng về nó

place : nó được bán ở đâu ??? một câu hỏi cung khá thú vị liên quan tới việc chọn kênh phân phối và người tiêu dùng

promotion : đây là khúc mà mọi người biết tới nhiều nhất nè, đánh bóng hình ảnh công ty qua những quan hệ công chúng,những quảng cáo,khuyến mãi....

nhưng liệu đó có phải là 1 tư duy market linh động??
câu trả lời là : NO

Đừng quên lợi thế kinh doanh,năng lực lõi của bạn là gì??

Mồ hôi cũng là tài sản

Tập đoàn loại hàng đầu thế giới về công nghệ thực phẩm tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài vào lĩnh vực sản xuất men vi sinh thực phẩm cao cấp. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là "phải tìm cho được đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường Việt Nam".
Doanh nghiệp tư nhân Y tại TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới tiêu thụ men thực phẩm được đánh giá là tương đối rộng và hiệu quả trên toàn quốc đã được lựa chọn. Quá trình đàm phán, lập và ký kết các văn bản pháp lý diễn ra thông đồng bén giọt. Bên Việt Nam háo hức vì có được một đối tác nặng ký về công nghệ và vốn, ngõ hầu có thể giúp họ thực hiện ước mơ vươn lên dẫn đầu thị trường men thực phẩm nội địa, bên nước ngoài cũng vừa lòng vì đã tìm được đối tác “chuyên nghiệp về men thực phẩm”, “có một mạng lưới phân phối lâu năm và rộng khắp”.
Tuy vậy, vào buổi họp cuối cùng để chốt lại những điều khoản chi tiết của hợp đồng liên doanh, vị chủ doanh nghiệp tư nhân Y đã gây sốc khi đòi hỏi đối tác nước ngoài phải ghi nhận công sức mà gia đình ông đã bỏ ra trong bao năm qua để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm cũng như uy tín của gia đình ông đối với khách hàng, bằng cách tăng phần góp vốn của ông trong Công ty liên doanh tương đương 10% vốn pháp định.
Cảm nhận chung của tất cả những người tham dự phiên họp này là đòi hỏi cửa vị chủ doanh nghiệp tư nhân có phần hơi quá đáng. Đã đành ông phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt để gây dựng lên doanh nghiệp ngày hôm nay, nhưng nếu không có như vậy liệu đối tác nước ngoài có lựa chọn doanh nghiệp của ông hay không?
Không có cách nào khác, vị đại diện cho tập đoàn X đành phải xin tạm dừng cuộc thương thảo để thỉnh thị ý kiến của Công ty mẹ về yêu sách mới của đối tác này. Ngay cả luật sư tư vấn cho doanh nghiệp Y cũng có cảm nhận rằng, cuộc thương thảo sẽ đổ bể nếu như thân chủ của mình không "xuống thang" bằng cách rút lại yêu cầu quá đáng nọ.
Thật ngạc nhiên, sau 3 ngày, vị đại diện tập đoàn X đề nghị một cuộc gặp cuối cùng. Trong cuộc gặp này, vị đại diện thông báo rằng Hội đồng quản trị của tập đoàn X "chấp thuận về mặt nguyên tắc yêu sách về phần vốn góp tính trên cơ sở lợi thế kinh doanh của bên Việt Nam", chỉ đề nghị bên Việt Nam giảm yêu cầu của mình xuống 8%.
Sau một hồi mặc cả, điều khoản về vốn góp đã được thông qua, các bên thỏa thuận ghi nhận việc doanh nghiệp tư nhân Y được góp 8% vốn pháp định bằng lợi thế kinh doanh (Goodwill) trị giá tương đương với 320.000 USD. Hợp đồng liên doanh được ký đã làm ngỡ ngàng ngay cả luật sư tư vấn và cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
Vậy, lợi thế kinh doanh là gì?
Phải chăng tập đoàn X đã hớ khi chấp thuận cho doanh nghiệp tư nhân Y được góp vốn pháp định 320.000 USD bằng một loại tài sản “giời ơi" có tên là lợi thế kinh doanh hoàn toàn không phải vậy! Đây là luật chơi, là nguyên lý cơ bản của thị trường.
Vị giám đốc doanh nghiệp Y xuất nhân từ một người bán bánh mì, không có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ như các vị giám đốc đạo mạo khác. Nhưng hơn ai hết, ông thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn khi gây dựng cơ nghiệp. Hơn ai hết ông cảm nhận dược giá trị thực của thương hiệu mà nhiều người vẫn bàn ra rả nhưng thực ra chưa hiểu rõ là gì. Vị chủ tịch lọc lõi cửa tập đoàn X cũng hiểu rằng, khi liên doanh với doanh nghiệp tư nhân Y, ngay lập tức Công ty liên doanh sẽ tận dụng được hệ thống phân phối rộng khắp của đối tác lợi hại này. Sản phẩm của Công ty liên doanh sẽ dễ chấp nhận hơn với người tiêu dùng khi có trên của doanh nghiệp Y trong Công ty liên doanh. Nếu một mình một ngựa, tập đoàn X sẽ phải mất ít ra là dăm bảy năm cùng với chi phí tiếp thị tốn kém để tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Khái niệm về lợi thế kinh doanh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường khởi thủy từ thành công của Công ty đầu tư Beckershy Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Beckershy Hathaway đã đầu tư vào hàng loạt Công ty trong thập kỷ 70 dựa trên lợi thế kinh doanh nhiều hơn là tài sản. Chính vì vậy, thay vì đầu tư vào Boeing, họ đầu tư vào Mc Donald, họ nắm giữ cố phiếu của Nike chứ không đầu tư vào Ford Motor. Bởi lẽ các doanh nghiệp này đã tạo được lợi thế kinh doanh trước các đối thủ cạnh tranh rõ ràng hơn nhiều so với hai người khổng lồ Boeing và Ford Motor.
Theo Warren Buffer trong nền kinh tế hậu công nghiệp, giá thị trường cửa doanh nghiệp chủ yếu sẽ được cấu thành từ lợi thế kinh doanh thay vì giá trị tài sản trên sổ sách. Mỗi khi tiến hành các thương vụ mua, sáp nhập hay đầu tư liên doanh, yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm chính là giá thị trường (Market Value) của doanh nghiệp dựa trên công thức sau:
Giá thị trường = Giá trị của tài sản trên sổ sách + Lợi thế kinh doanh
Trong trường hợp dự án liên doanh nêu trên, tập đoàn X chẳng quan tâm mấy đến vốn tài sản của đối tác Việt Nam. Cái họ quan tâm chính là giá thị trường được cấu thành chủ yếu từ lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Y.
Khi nào và trong điều kiện gì thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến lợi thế kinh doanh khi đầu tư vào các thị trường mới tại những nước đang phát triển như Việt Nam, các Công ty nước ngoài thường chỉ lựa chọn đối tác bản địa và thành lập Công ty liên doanh cho dự án đầu tư tại quốc gia sở tại trong các trường hợp:
1. Tận dụng được những kỹ năng và kinh nghiệm về thị trường của đối tác bản địa.
2. Dựa được vào uy tín và các mối quan hệ hành lang sẵn có của đối tác sở tại đối với cơ quan chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cấp phép hoặc hoạt động của Công ty liên doanh về sau này.
3. Tận dụng được đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao của đối tác bản địa.
Không phải tình cờ mà khi đầu tư vào một dự án lắp ráp xe hơi, một đại gia trong ngành sản xuất ô tô lại cứ phải chèo kéo bằng được một tổng Công ty của Bộ công nghiệp tham gia dự án. Một tập đoàn khách sạn - giải trí nước ngoài cũng chẳng dại gì khi gạ gẫm Công ty du lịch của một tỉnh Duyên hải tham dự vào một dự án lớn về du lịch – giải trí. Thứ mà họ quan tâm ở đây là lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Tiếc thay, không phải vị giám đốc nào của chúng ta cũng biết điều ấy.
Nguồn: Nhà quản lý

lợi thế kinh doanh được xem như là 1 phần trong năng lực lõi của doanh nghiệp,dối với những doanh nghiệp mới thành lập thì phân năng lưc này có thể k là gì cả,có lẽ là nó = zero,nhưng qua quá trình hoat động doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm,nắm bắt được thị trường và chi phối được khách hàng tiềm năng,thì lúc đó,ho đã có lợi thế kinh doanh
nhưng cũng đừng đánh đồng lợi thế kinh doanh là kinh nghiệm,la thi trường,là mạng lười tiêu thụ thì bạn có vẽ hơi thu hẹp lợi thế của mình rồi đó
hay nghĩ thoáng ra nhu vậy nè,năng lưc lõi chính là phần mà bạn có được,làm được trong khi những người khác làm k được or k tốt bằng bạn
chính quan điểm này cũng gây khá nhiều tranh cãi,vấn đề là liêu tất cả khi mới bắt đầu dều có năng lưc lõi hay không?????????
câu trả lời là tùy,tùy cách mà bạn so sánh bạn với đối thủ,tùy cách mà bạn nhận thức việc mình làm là tốt hay chưa,liêu nó có đáp ứng nhu cầu của khách hàng chưa?
có thễ hình dung nang lực lõi của 1 cty nhu 1 con người,trong cuộc sống có vô số người,mỗi người có tài nang riêng,có bước di khac nhau,nhung cai mục đích cuối cùng của họ là thành công,điều quan trọng là bạn cần phải xác định sân chơi phù hợp với năng lực của mình

Wednesday, August 19, 2009

Phân nhóm khách hàng ! bước thứ 2 cân làm khi bắt đầu kinh doanh

Phân nhóm khách hàng được hiểu hiểu được đặc tính, tính cách riêng biệt của từng nhóm khách hàng của công ty bạn có thể đưa ra một phương pháp riêng để tiếp xúc với họ một cách có hiệu quả. Nó giúp bạn chi tiêu ngân sách giành cho marketing một cách khôn ngoan, chỉ sử dụng phương tiện này để tiếp cận với khách hàng đã được xác định.Đánh giá khách hàng của bạn theo 5 tiêu chí dưới đây để đảm bảo rằng bạn đã loại chính xác phân nhóm được các khách hàng của mình.
.
1. Loại khách hàng

Có lẽ cách cơ bản nhất để phân nhóm khách hang là phải xác định được mục tiêu kế hoạch mà bạn nhắm tới là người tiêu dùng hay các doanh nghiệp.. Một số công ty nhỏ có thể thành công trong việc đặt mục tiêu cho cả hai nhóm trong khi sẽ có một số điểm trùng nhau, bạn gần như cần phải tạo ra điểm riêng biệt cho thông điệp marketing hiệu quả nhất.

2. Theo địa lý Ví trí địa lý cư trú

khách hàng sẽ rất quan trọng trong việc quyết định biện pháp marketing mà công ty sẽ áp dụng. Khách hàng có thể ở địa phương, khu vực, trong nước hay quốc tế. Đối với một số doanh nghiệp, mục tiêu của họ rất rõ ràng - khách hàng mục tiêu của cửa hàng giặt là khô chỉ sống trong phạm vi vài dặm trong vùng. Trong các trường hợp như vậy, có lẽ sẽ tốt nếu chia thành vùng thị trường theo lãnh thổ nhỏ hơn - ví dụ mã vùng hay vùng lân cận. Tương tự như vậy, người bán hàng trong nước hay quốc tế có thể muốn tìm đến những thành phố hay quốc gia mà phần lớn khách hàng của họ cư trú để giúp họ làm tăng thêm tiêu điểm của họ.

3. Theo nhân khẩu

Nhân khẩu là số liệu thống kê quan trọng cơ bản trong phần cơ sở khách hàng của bạn. Bằng cách phân loại theo nhân khẩu, bạn có thể xác định những đặc điểm thống kê cụ thể để phân loại riêng khách hàng.Nếu doanh nghiệp bạn đang đặt mục tiêu vào khách hàng, việc phân loại theo nhân khẩu có thể bao gồm một số đặc điểm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, phân loại nghề nghiệp (công nhân hay công chức), thu nhập, tình trạng hôn nhân, và dân tộc hay tôn giáo. Nó không cần thiết phải sử dụng tất cả những tiêu chí này; hơn là, bạn muốn tập trung nghiên cứu vào những người phù hợp nhất với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.Mặt khác, nhân khẩu trong kinh doanh có thể được chia nhỏ theo các cách khác nhau. Bắt đầu bằng việc xem khách hàng mục tiêu đang làm việc trong ngành công nghiệp nào Bạn có thể phân loại khách hàng mục tiêu theo quy mô của doanh nghiệp dựa vào số nhân viên hay tổng doanh số. Cuối cùng, xem ai đưa ra các quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn - chức danh của người đó là gì và người đó làm việc ở bộ phận nào?

4. Phân loại theo tâm lý

Phân loại theo tâm lý liên quan đến tính cách và cách cư xử mà nó ảnh hưởng tới việc mua hàng hoá. Nói cách khác, thói quen mua bán của khách hàng là gì? Ví dụ, khách hàng đó có bốc đồng hay sợ rủi ro? Có nhiều biến số mà bạn có thể xem xét và chúng thường đối lập với nhau, nhưng có một số các yếu tố quan trọng về tâm lý thông thường như:
• Khuynh hướng của một nhóm khách hàng thiên về mua sản phẩm hay dịch vụ mới so với nhóm khác
• Những tác động đến thói quen mua hàng (ví dụ áp lực của những người cùng địa vị hay trình độ học vấn)
• Các thuộc tính của sản phẩm hay dịch vụ quan trọng với khách hàng
• Sự trung thành với nhãn hiệu sản phẩm hay danh tiếng của sản phẩm
• Các tiêu chí quyết định mua, ví dụ liệu việc mua sản phẩm sẽ phụ thuộc vào giá thành hay giá trị của sản phẩm

5. Lòng tin và lối sống

Những lĩnh vực này thường đề cập đến cách thức mà khách hàng tự đánh giá mình. Lòng tin bao gồm các chuẩn mực và thái độ về tôn giáo, chính trị, dân tộc hay văn hoá. Phân chia theo lối sống có thể liên quan tới cách khách hàng sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc của mình cho những việc như sở thích, vui chơi giải trí, hay những thú tiêu khiển khác. Những cách phân loại này rất quan trọng vì biến số có thể được sử dụng để dự đoán cách cư xử khi mua hàng trong tương lai


Đó là 5 tiêu chí để phân nhóm khách hàng,nhưng hãy nhớ mục đích của việc bạn phân nhóm khách hàng là để làm gì ?

Đối với 1 doanh nghiệp sản xuất,việc phân nhóm khách hàng giúp họ xác định thị trường và sàn phẫm mục tiêu mà họ đang nhắm tới,viec phân nhóm khách hàng cùng với sự nhận biết về năng lực lõi của doanh nghiệp sẽ cho phép họ lựa chọn 1 sân chơi thích hợp nhất cho mình
Đối với 1 doanh ngiệp thương mại đặc biệt là khối ngành dịch vụ như ngân hàng thi việc phân nhóm khách hàng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu và hạn chế những việc làm không có hiêu quả đối với nhựng khách hàng k mấy dem lai tiềm năng cho doanh nghiệp

Saturday, August 1, 2009

talk about the company _first : brand mission


Brand mission: sứ mạng thương hiệu

Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó.
Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình.

Một bản tuyên bố sứ mạng tốt phải được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, cho thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với khách hàng. Sứ mạng công ty cần dựa trên nền tảng là khung hình 3 chiều của Dereck F.Abell về trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Đó là:


9 nhân tố cấu thành chủ yếu của một bản tuyên bố về sứ mạng

Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?

Johnson & Johnson “Chúng tôi tin rằng trách nhiệm hàng đầu của mình là đối với các bác sĩ, y tá, bệnh nhân, các bà mẹ và tất cả những người khác, họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi”

Sản phẩm hay dịch vụ: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?

Sứ mạng của Standard Oil Company “Standard Oil tiến hành sản xuất và kinh doanh dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho xã hội từ các nguyên vật liệu này, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ liên hệ đáng tin cậy với mức giá hợp lý cho người tiêu thụ”

Thị trường:Công ty cạnh tranh ở đâu?

Sứ mạng của Corning Glass Works “Chúng tôi cống hiến cho sự thành công hòan toàn của công ty Corning Glass Works như là một công ty cạnh tranh toàn cầu”

Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không ?

Sứ mạng của Control Data “Control Data kinh doanh công nghệ điện tóan và vi điện tử ứng dụng trong 2 lĩnh vực tổng quát. Phần cứng liên hệ đến điện tóan, các dịch vụ hỗ trợ trong ngành điện tóan bao gồm việc xử lý bằng máy vi tính, thông tin, giáo dục và tài chính”

Quan tâm đến sự sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không?

Sứ mạng của Nhà xuất bản Mc Grawhill “Phục vụ nhu cầu toàn cầu đối với sự hiểu biết ở mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu thập, đánh giá, sản xuất và phân phối các thông tin có giá trị để làm lợi cho độc giả, nhân viên, tác giả, nhà đầu tư và xã hội”

Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các triết lý của công ty ?

Sứ mạng Mary Kay Comestics “Tất cả triết lý của Mary Kay dựa trên qui luật vàng: Tinh thần chia sẻ và quan tâm, nơi đó con người sẵn sàng biếu tặng thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của họ”

Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?

Sứ mạng của Crown Zellerbach “Crown Zellerbach vượt đối thủ cạnh tranh bằng cách giải phóng những khả năng hữu ích và sáng tạo cùng với năng lực tiềm tàng của mỗi nhân viên”

Hình ảnh cộng đồng: Hình ảnh cộng đồng có phải là mối quan tâm chủ yếu của công ty hay không?

Sứ mạng của Công ty hóa chất Dow Chemical “Chia sẻ trách nhiệm đối với thế giới trong việc bảo vệ môi trường”

Quan tâm đến nhân viên: Thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?

Sứ mạng của Tập đoàn The Wachovia Corporation “Tuyển mộ, phát triển, kích thích, khen thưởng và duy trì những nhân viên có khả năng đặc biệt, cung cấp cho họ những điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt, trả lương dựa vào thành tích và công việc, chương trình phúc lợi có khả năng thu hút cao, cơ hội thăng tiến và mức độ cao của sự bảo đảm công ăn việc làm”

tất cả những yếu tố đó tạo nên sứ mạng của công ty,nhưng nên nhớ rằng 1 sứ mạng của công ty không nhất thiết cần tất cả những yếu tố đó,sứ mạng của công ty thường dược xây dựng dựa trên nang lực lõi của cty,đó là cái mà cty làm tốt nhất