Saturday, October 31, 2009

phổ cập kiến thức - thanh toán điện tử

Giới thiệu về Thanh toán điện tử


Nhiều người khi mua đồ không có thói quen xài tiền mặt. Tài khoản của họ là bộ sưu tập những chiếc thẻ thanh toán nhỏ gọn MasterCard, Visa, American Express,... Và động tác thanh toán cho mỗi món đồ đơn giản chỉ là một cái xoẹt thẻ.


Nhưng tại Việt Nam, việc bắt tay giữa các ngân hàng trong việc thực hiện thanh toán điện tử chưa được thông suốt nên không ít người gặp khó khăn trong việc lựa chọn thanh toán bằng thẻ này. Trước tình hình đó một số ngân hàng (Techcombank, Vietcombank) cùng một số doanh nghiệp đã mở ra các cổng thanh toán điện tử (OnePay, PayNet, F@st I bank) giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc dùng thẻ thanh toán để mua hàng.


Thanh toán điện tử là gì?



Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán trực tuyến qua mạng khi mua bán trao đổi là hình thức thanh toán các chi phí mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các hệ thống thẻ thanh toán thay vì giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.


Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Hệ thống các loại thẻ có thể thanh toán điện tử bao gồm thẻ tín dụng (Credit card), thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ rút tiền mặt do các ngân hàng trong nước và quốc tế phát hành.


Nếu thông tin bí mật của các thẻ thanh toán bị "sơ hở" hay bị "lộ" khi sử dụng sẽ gây thiệt hại lớn cho cả người sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vì vậy, để đảm bảo tính bảo mật, các ngân hàng và các công ty bảo mật có nhiều giải pháp bảo mật khác nhau trong việc thanh toán điện tử trên mạng như: ma trận ngẫu nhiên, one time - one password token,...


Hình thức thanh toán điện tử đã phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hình thức này chưa thực sự phát triển và chỉ được ứng dụng hạn chế trong một số giao dịch ngoại thương.


Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử
Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử được yêu cầu đối với cả người sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp bán hàng. Người sử dụng dịch vụ phải đăng kí các loại thẻ thanh toán điện tử, còn doanh nghiệp bán hàng thì phải có phương tiện để thực hiện thanh toán.


• Đối với người sử dụng dịch vụ: Người sử dụng dịch vụ phải đăng kí các loại thẻ thanh toán điện tử của các ngân hàng và sử dụng thẻ này để thanh toán với bên bán hàng, thuê bao dịch vụ. Để có thể thực hiện giao dịch trong nước và ngoài nước, các ngân hàng yêu cầu dngf các loại thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master,... các loại thẻ khác chỉ có thể thanh toán phạm vi trong nước.


• Đối với doanh nghiệp bán hàng: Doanh nghiệp bán hàng phải có phương tiện thực hiện thanh toán điên tử. Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ dùng các máy POS kiểm tra tính hợp lệ của các tài khoản của người thanh toán và thực hiện các giao dịch ngay tức thời khi người mua cần thanh toán qua thẻ mà họ sở hữu.


Với người bán là các DN kinh doanh trên websites, các web này sẽ có các Module liên kết với ngân hàng sở hữu các thẻ của người bán. Khi khách mua hàng đưa ra các thông tin yêu cầu trong 1 phiên thanh toán, thông tin này sẽ được chuyển đến các ngân hàng này (khi người bán có tài khoản Merchant Account - có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng, có quyền nhận tiền trực tiếp từ các tài khoản khác) hay chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng Online Payment (công ty có sở hữu một tài khoản Merchant Account) để thực hiện việc kiểm tra xác thực tài khoản có hợp lệ và gởi lại cho bên bán. Nếu người bán chấp nhận th́ việc thanh toán sẽ được thực hiện.




Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử


Xét từ góc độ vai trò của thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thì thanh toán điện tử có ưu điểm rõ nhất là tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa khi thanh toán. Tuy nhiên, hình thức thanh toán này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam và sự liên kết giữa các ngân hàng chưa thông suốt.


Dưới đây một số ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử xét từ góc độ vai trò của thanh toán điện tử đối với người tiêu dùng và hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ:


Ưu điểm:


o Tính an toàn cao, đặc biệt khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn


o Tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quá trình thanh toán


o Các doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm dịch vụ bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu mà không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý


o Mất thẻ nhưng vẫn còn tiền


Nhược điểm:


o An ninh thanh toán của các ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện nên còn tiềm ẩn ủi ro cho người sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử


o Khó kiểm soát chi tiêu.


Anh Võ Hồng Minh- Managing Director Paynet, anh Minh cho biết "Vấn đề thanh toán điện tử hiện nay còn vướng mắc ở việc bắt tay giữa các ngân hàng với nhau, chính xác là giữa 2 liên minh ngân hàng SmartLink (29 ngân hàng) và Banknet (hiệp hội chuyển mạch tài chính quốc gia bao gồm 7 ngân hàng quốc doanh lớn). Khi nào mối liên minh giữa các ngân hàng này thật sự thông suốt thì việc thực hiện thanh toán điện tử mới có thể phát triển mạnh và có thể triển khai toàn diện trong nhiều loại hình dịch vụ khác".


Một số cổng thanh toán điện tử phổ biến ở Việt Nam

Cổng thanh toán OnePay, Cổng thanh toán điện tử của Techcombank: F@st I bank, và Cổng thanh toán điện tử của Paynet là ba cổng thanh toán phổ biến và hiệu quả nhất trong thanh toán điện tử đang được áp dụng tại Việt Nam.


• Cổng thanh toán điện tử của Paynet: Paynet hợp tác chiến lược dài hạn với các ngân hàng, các nhà phân phối bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ trên các kênh phân phối qua ATM, POS, Kios, Mobile, Internet và TV tạo ra mạng thanh toán rộng khắp.Khách hàng có thể mua thẻ trả trước theo nhiều mệnh giá khác nhau tại các đại lý của PayNet và có thể thực hiện việc thanh toán chỉ với thao tác quẹt thẻ và xác định đúng dịch vụ mình cần giao dịch hoặc thực hiện việc thanh toán thông qua Internet.


PayNet đã bước đầu triển khai thanh toán điện tử trên một số dịch vụ như thanh toán cước viễn thông, mua hàng hóa tại một số website có liên kết với PayNet và với các đối tác hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thông qua websites http://www.itick.vn.


• Cổng thanh toán điện tử của Techcombank: F@st I bank là cổng thanh toán trên mạng với các website có liên kết với Techconbank (TCB), chỉ dành cho khách hàng riêng của Techcombank. Với sản phẩm F@st I bank, người tiêu dùng sẽ mua thêm 1 thiết bị gọi là token key (chế độ bảo mật và an toàn cao với One time, one password) có chức năng tra cứu số dư, kiểm tra sổ phụ, kiểm tra các khoản vay, tiết kiệm, chuyển khoản thanh toán với các tài khoản cùng ngân hàng cũng như ngân hàng khác và mua hàng trên mạng.


Các doanh nghiệp có có website thương mại điện tử muốn thực hiện việc thanh toán trên mạng cần cung cấp thông tin về websites của mình cho TCB để TCB khảo sát, đánh giá tính phù hợp và có thỏa mãn tiêu chuẩn của TCB hay không. Sau đó là bước xây dựng các module bán hàng hoàn chỉnh bao gồm: module quản lý bán hàng trực tuyến Shopping cart, chính sách bảo mật thông tin cho khách hàng, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của TCB. Khi đó, doanh nghiệp phải đăng ký một tài khoản tại TCB có giá trị như một tài khoản bán hàng (Merchant Account).


• Cổng thanh toán OnePay: OnePay là giải pháp thanh toán điện tử kết hợp giữa Vietcombank với OnePAY và các tổ chức thẻ Quốc tế.


OnePAY cho phép khách hàng cá nhân thực hiện việc thanh toán mua hàng hoá/dịch vụ trên Internet thông qua các loại thẻ mang thương hiệu MasterCard, Visa, American Express, Diners Club, JCB và trong tương lai gần là thẻ Connect24 của Vietcombank và thẻ của các ngân hàng liên minh... Mức độ an ninh và bảo mật của hệ thống hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard. Hiện nay có hơn 30 công ty dùng cổng Onepay như Pacific Airlines, Vietravel, Bufallo Tuor, Relligo…

No comments: