Tuesday, October 27, 2009

talk about the history- sụp đổ thị trường 1987


. Tổng quát :Trong lịch sử của thị trường chứng khoán (TTCK) ở Mỹ đã có hai lần sụp đổ, lần đầu vào năm 1929 và lần sau năm 1987. Sự sụp đổ xảy ra khi vì lý do gì đó người ta bán chứng khoán ra với một số lượng lớn trong một thời gian rất ngắn khiến cho môi giới mua bán (MGMB) không thể mua vào được nữa vì đã xuất hết vốn.

Về tính chất, đổ vỡ của TTCK giống như khi dân chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền ra, khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Cùng tính chất nhưng biện pháp cứu chữa khác nhau ; ở ngân hàng người ta lấy tiền ra trả nợ, còn ở TTCK thì MGMB tìm cách bán chứng khoán cho những người khác.

Khi không có ai mua mà MGMB cũng chẳng còn tiền nữa thì thị trường sụp đổ, và ai còn chứng khoán trong tay sẽ thấy tiền của mình mất đi so với những ngày trước giống như vàng giữ trong tay bị giảm giá vậy. Vàng thì xuống giá chậm, nhưng chứng khoán xuống rất nhanh khi niềm tin mất. Công ty phát hành còn nắm chứng khoán trong tay cũng chịu ảnh hưởng tương tự cho số tiền trong tương lai của họ, đáng lẽ họ sẽ huy động được nhiều hơn ; nhưng tài sản hiện đang có không bị suy suyển. TTCK sụp đổ không phải do sự làm ăn của công ty gây ra mà vì những yếu tố kinh tế và tâm lý bên ngoài công ty.

2. Vụ sụp đổ năm 1987 :Vụ này xảy ra ngày 19-10-1987. Người ta gọi là ngày thứ hai đen tối (black monday). Trước ngày đó, nhiều chuyên viên phân tích chứng khoán đã thấy thế nào cũng phải có một sự "chấn chỉnh" thị trường (correction) vì vài năm trước đó, giá cổ phần cứ tăng mà không có dấu hiệu cho thấy sẽ xuống. Chỉ số Dow Jones đã tăng dần trong những năm 1980, từ 1.000 điểm năm 1982 lên đến 1.500 trong năm 1985. Nhiều người cho rằng giá lên cao và lâu như thế là quá lâu, và là có nhiều vấn đề đã được đánh giá quá cao trong lúc giá tăng. Đã có một vài dấu hiệu cho thấy lạm phát và lãi suất thay đổi theo chiều hướng xấu. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về sựthiếu hụt trong cán cân thương mại của Mỹ và sự mất giá của đồng đô-la. Giá cổ phần tăng ngày càng nhanh. Sáng thứ tư, 14-10-1987, chỉ số Dow Jones ở trên 2.500.

Ngày đó có nhiều tin xấu về nền kinh tế, chỉ số kia sụt 95 điểm cho một số lượng mua bán trên 200 triệu cổ phần (hàng ngày lượng trung bình là 150 triệu). Sợ số điểm giảm hơn nữa, nhiều người bán ra thêm trong ngày thứ năm và thứ sáu, làm cho chỉ số Dow Jones sụt dưới 2.200 vào cuối tuần. Sáng thứ hai, 19-10, lúc đầu giá giảm và đến trưa thì lên lại. Nhưng đến chiều thì nó tụt 508 điểm - hay là chứng khoán mất giá 22,5 % - và số lượng trao đổi lên khoảng 600 triệu cổ phần. Có người môi giới thường ngày chỉ mua bán khoảng 150.000 cổ phần thì chỉ sấng hôm đó đã phải mua bán đến nửa triệu.

Mọi sự vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Đến 12h30 chỉ số Dow Jones sụt 165 điểm, sau đó cứ nửa giờ sụt đều đều từ 25 đến 50 điểm. Khoảng đầu giờ chiều có tin là một số công ty sẽ mua lại cổ phần của họ, nhưng tin này chẳng ích gì. Số giao dịch vượt quá 400 triệu cổ phần và sau đó sụt giá vùn vụt. Vào 3h chiều, bảng thông báo giá cả không còn công bố giá kịp, và bị trễ đến hai giờ, không còn ai biết giá cả ra sao nữa.

Đến 3h30, chỉ số Dow Jones sụt thêm 104 điểm, nửa giờ sau, lúc đóng cửa chợ, sụt thêm 108 điểm nữa. Số này vượt xa con số của lần sụp đổ ngày 25-10-1929, luìc đó giá cả chỉ sụt 12,8 % mà cũng tạo nên cuộc đại suy thoái từ năm 1929- 1933. Nhiều người lo sợ một vụ tương tự như thế sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng trên nhiều nước khác.

Tuy nhiên, nhờ những biện pháp đã được áp dụng sau lần 1929, sự sụp đổ bị thu lại trong phạm vi của New York. Trị giá thiệt hại lên đến 500 tỉ USD. Chẳng hạn, giá chứng khoán của Công ty Sears Roebuck lúc mở cửa là 41,50, đến chiều còn 31 USD ; giá của Kodak lúc mở cửalà 90,12 đến lúc đóng cửa chỉ còn 27,50 USD. Công ty bị thiệt hại cao nhất là US Home Corp.,trị giá chứng khoán của họ bị sụt gần 60 %. Riêng có hai công ty vàng b ạc và khai thác mỏ là New mont Gold lên 10 % và Callahan Mining lên 7,4 %. Sau đó v ì số người mua giảm, 45.000 nhân viên của các công ty môi giới bị mất việc.

3. Tại sao người ta tung chứng khoán ra bán ?

Việc tung chứng khoán ra bán là do tác động tâm lý. Giả sử bạn là một nhà đầu tư lớn có nhiều chứng khoán vào dạo tháng 10-1987. Khó khăn chính của bạn vào lúc ấy là không biết quyết định đối với số chứng khoán mình cầm ra sao.

Không có gì chắc chắn cả. Bạn cũng không biết giá nào là giá công bằng. Từ vài năm nay, nhất là năm ngoái, giá chứng khoán tăng ; nhưng không xác định được tại sao nó lên ? Lên thực sự, hay lên theo kiểu bong bóng xà-phòng rồi nổ tung bất cứ lúc nào. Gần đây, sự tăng giá có chậm đi, để chắc ăn, bạn bèn bán bớt một phần trong quỹ chứng khoán và đi mua những chứng khoán ít rủi ro (trái phiếu).

Vì không phải chỉ có một mình bạn bán, cho nên giá xuống nữa. Lúc ấy, sợ giá sẽ xuống thêm, bạn lại bán ra thêm. Đó là một cách đối phó. Sang cách khác, giả sử bạn tin rằng giá đang tăng phản ánh đúng giá công bằng. Vậy bạn có giữ chứng khoán lại không ? Chưa chắc đâu. Dù giá công bằng là điều quan trọng, nhưng bạn cũng sẽ nhìn sang các người khác xem họ cho giá nào là giá công bằng. Nếu những người kia cho rằng chứng khoán đã bị đánh giá sai, thì họ sẽ bán, giá sẽ xuống. Bạn cũng sợ, nên cũng bán theo. Nhiều người đổ ra bán thì thị trường không còn thanh khoản hay mất khảnăng thanh toán.

4. Tại sao thị trường mất thanh khoản ?

Cơ chế của thị trường để tái lập cân bằng cung cầu là buộc MGMB làm con buôn. Nhưng nếu số bán đi nhiều quá cùng một lúc thì MGMB cũng không còn tiền để mua nữa. Lần sụp đổ năm 1987 cho thấy nếu ngày 23-1-1987 số cổ phần mua bán là 302 triệu, thì ngày 9-10 là 604 triệu, và ngay ngày hôm sau là 608 triệu. MGMB không thể chống lại các cơn bão dồn dập như vậy. Nếu có đi vay ngân hàng, họ cũng sẽ bị từ chối. Số lượng bán ra lớn làm cho việc thông báo giá bị chậm trễ, việc xác nhận cùng thanh toán bị kẹt, nên MGMB và công ty của họ cũng không thể huy động tiền ở các thị trường khác được.

Hơn nữa, MGMB cũng không còn biết giá nào là giá công bằng ; cho nên nếu nghĩ thị trường sẽ sụp thì chính họ cũng bán chứng khoán của mình đi.Vụ sụp đổ năm 1987 đã được giảm nhẹ nhờ những biên pháp đã được chính quyền Mỹ thực hiện dựa trên kinh nghiệm của vụ sụp đổ năm 1929.

Thí dụ trước năm 1929, các công ty phát hành chứng khoán không phải đăng ký, nên đã có nhiều công ty ma.Từ năm 1933 trở đi các công ty kia phải chứng minh là mình có tài sản rõ ràng trước khi được bán chứng khoán. Các người đầu tư nhờ đó sẽ không bị mất trắng vì đã mua phải chứng khoán của một công ty ma. Thêm vào đó, các công ty môi gi ới cũng bị buộc phải giữ một số vốn dự phòng và thỉnh thoảng họ phải báo cáo cho ủy ban giao dịch chứng khoán về tình trạng tài chính của họ. Họ phải nói sốlượng tiền đang cho vay và số tiền mặt có trong tay.

Khi tỷ lệ cho vay là 4 mà tiền mặt chỉ là 1 thì họ bị thanh tra. Ngay cả MGMB cũng phải giữ một tỷ lệ vốn có và vốn cho vay hầu bảo đảm rằng họ có thể mua chứng khoán vào khi cần thiết nhằm bảo vệ sự trật tự của thị trường và qua đó bảo vệ các người đầu tư.

(theo Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích)

No comments: